Thời cổ đại Lịch_sử_Iraq

Trong đa số thời gian lịch sử, vùng đất hiện là Iraq hiện đại hầu như tương đương với vùng Lưỡng Hà. Đồng bằng Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông TigrisEuphrates (trong tiếng Ả Rập, là Dijla và Furat), là một phần của Vùng đất màu mỡ hình trăng lưỡi liềm. Nhiều triều đại và đế chế đã cai trị vùng Lưỡng Hà như Sumer, Akkad, AssyriaBabylon.

Lưỡng Hà

Địa lý
Hiện đại
Cổ đại
Lịch sử
Tiền sử
Lịch sử
Ngôn ngữ
Văn hóa/ Xã hội

Nền văn hóa Sumer đã phát triển rực rỡ tại Lưỡng Hà từ khoảng năm 3000 TCN. Cuộc sống văn minh xuất hiện tại Sumer được định hình bởi hai yếu tố đối lập: sự bất thường của hai con sông Tigris và Euphrates, vào bất kỳ lúc nào cũng có thể gây ra những trận lũ lụt lớn quét sạch toàn bộ dân cư, và sự màu mỡ đặc biệt của hai vùng châu thổ, do phù sa lắng đọng hàng thế kỷ của hai con sông mang lại.

Cuối cùng, người Sumer phải chiến đấu với các dân tộc khác. Một số cuộc chiến tranh đầu tiên là với người Elam sống ở vùng hiện nay là phía tây Iran. Từ đó vùng biên giới này luôn xảy ra các cuộc xung đột; đó có lẽ là vùng biên giới hay xảy ra chiến tranh nhất trên thế giới. Sự thống trị của người Sumer bị người Akkadian, di cư tới từ Bán đảo Ả Rập đe doạ. Người Akkadian là dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Semit, họ sử dụng một thứ ngôn ngữ có nguồn gốc từ những hệ ngôn ngữ được gọi là các ngôn ngữ Semit.

Năm 2340 TCN, vị lãnh đạo vĩ đại của người Akkadian là Sargon chinh phục Sumer và lập ra Đế chế Akkadian bao phủ hầu như toàn bộ các thành bang của người Sumer và kéo dài đến tận Li Băng. Sargon đặt thủ đô của đế chế tại thành phố Akkad, và đây chính là cơ sở nguồn gốc tên của dân tộc ông.

Đế chế đầy tham vọng của Sargon chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trong lịch sử lâu dài của Lưỡng Hà. Năm 2125 TCN, thành phố Ur của người Sumer ở phía nam Lưỡng Hà nổi dậy kháng chiến, đế chế Akkadian sụp đổ trước sự hồi sinh của các thành bang Sumer.

Những nền văn minh hậu Sumer

Sau sự sụp đổ của nền văn minh Sumer, năm 1700 TCN người dân ở đó lại được tái thống nhất bởi Vua Hammurabi xứ Babylon (1792-1750 TCN), đất nước lại hồi sinh và phát triển với cái tên Babylonia. Vùng cai trị của Babylonia gồm những diện tích to lớn bao phủ hầu hết châu thổ sông Tigris-Euphrates từ Sumer và Vịnh Péc xích. Ông mở rộng đế chế của mình lên phía bắc qua châu thổ sông Tigris và Euphrates và về phía tây tới bờ Biển Địa Trung Hải. Sau khi củng cố lại quyền lực trung ương tại Babylon, ông dành tâm sức vào việc bảo vệ các biên giới và nuôi dưỡng sự thịnh vượng bên trong của Đế chế. Dù sao, triều đại của Hammurabi cũng được coi là Triều đại đầu tiên của Babylon, cai trị trong khoảng 200 năm, đến tận năm 1530 TCN. Ở thời này, Babylonia bước vào một giai đoạn phát triển đặc biệt rực rỡ và hòa bình.

Tuy nhiên, sau khi Hammurabi qua đời, một bộ tộc được gọi là Kassites bắt đầu tấn công Babylonia ngay từ khi con trai của Hammurabi bắt đầu cai trị đế chế. Trong nhiều thế kỷ, Babylonia bị những người Kassites làm cho suy yếu. Cuối cùng, khoảng năm 1530 TCN (một số nguồn cho rằng năm 1570 hay 1595 TCN), Triều đại Kassite được lập ra ở Babylonia.

Mitanni, một văn hóa khác, trong thời gian ấy cũng xây dựng lên đế chế mạnh mẽ của riêng mình. Họ chỉ chiếm được vai trò quan trọng trong thời gian ngắn—họ từng rất mạnh, nhưng chỉ trong vòng khoảng 150 năm. Dù vậy, Mitanni là một trong những đế chế chính ở vùng này trong giai đoạn lịch sử đó, và họ hầu như kiểm soát toàn bộ và chinh phục được người Assyria (những người sống ở phía đông Mitanni và phía tây bắc Kassite Babylonia). Vào thế kỉ thứ 15 TCN, quốc gia này phải đối chọi với những cuộc chinh phạt của quân đội Ai Cập.

Sau khi người Assyrian thoát được ách đô hộ của Mitanni, họ trở thành quyền lực tiếp theo ở vùng Lưỡng Hà. Sau khi đánh bại và sáp nhập Mitanni, người Assyrian, thách thức Babylonia. Họ làm Babylonia trở nên suy yếu tới mức Triều đại Kassite đánh mất quyền lực; người Assyrian hiển nhiên chiếm quyền kiểm soát Babylonia, tới khi các cuộc nổi dậy lại hạ bệ họ và lập ra một triều đại mới, được gọi là Triều đại thứ hai của Isin. Nebuchadrezzar I (Nabu-kudurri-usur; kh. 1119 TCN-kh. 1098 TCN) là vị vua nổi tiếng nhất của triều đại này.

Nebuchadnezzar đã chứng tỏ ông là một người cai trị tốt, và cuối cùng tấn công Assyria.

Người Chaldea

Cuối cùng, trong những năm 800s TCN, một trong những bộ tộc mạnh nhất bên ngoài Babylon, người Chaldea (từ Latin là Chaldaeus, Hy Lạp là Khaldaios, Assyri là Kaldu), chiếm ưu thế. Người Chaldea lên nắm quyền lực ở Babylonia và bằng cách ấy, dường như tăng cường sự ổn định và sức mạnh cho Babylonia. Họ dẹp yên nhiều cuộc nổi loạn và những kẻ tấn công từ bên ngoài. Ảnh hưởng của người Chaldea mạnh tới mức, trong giai đoạn này Babylonia bắt đầu được gọi là Chaldea.

Năm 626 TCN, Chaldea giúp Nabo-Polassar lên nắm quyền ở Babylonia. Lúc ấy Assyria đang phải chịu nhiều sức ép từ phía một bộ tộc Iran, người Medes (từ Media). Nabo-Polassar liên minh Babylonia với người Medes. Assyria không thể chịu thêm áp lực này, và vào năm 612 TCN, Nineveh, thủ đô của Assyria, sụp đổ. Toàn bộ thành phố, từng một thời là thủ đô của đế chế vĩ đại, bị đốt cháy và cướp bóc.

Nebuchadrezzar II xứ Babylon

Sau đó, Nebuchadrezzar II (con trai của Nabopolassar) thừa kế đế chế Babylonia. Ông thu thập thêm được một ít lãnh thổ cho Babylonia và xây dựng lại Babylon, vẫn là thủ đô của Babylonia.

Trong thế kỷ thứ 6 TCN (586 TCN), Nebuchadrezzar II chinh phục Judea (Judah), phá huỷ Jerusalem; Đền Solomon cũng bị phá huỷ; Nebuchadrezzar II mang đi khoảng 15.000 tù nhân và trục xuất hầu hết dân cư ở đó tới Babylonia. Nebuchadrezzar (604-562 TCN) được cho là người đã xây dựng nên Vườn treo Babylon huyền thoại, một trong Bảy kỳ quan thế giới.